Phần mền max care page

Phần mềm max care page

Quản lý, tự động hóa fanpage Facebook

Phần mền max care page

Phần mềm max care facebook

Nuôi nick, đổi thông tin, tương tác

Phần mền max date

Phần mềm max date

Quét dữ liệu từ Facebook theo nhu cầu

Phần mền max hotmail

Phần mềm max hotmail

Nuôi, quản lý nhiều tài khoản Hotmail​

Phần mền max instagram pro

Phần mềm max instagram pro

Quản lý tự động tài khoản Instagram​

Phần mền max reup facebook

Phần mềm max reup facebook

Reup video, quản lý fanpage Facebook

Phần mền max system care

Phần mềm max system care

Nuôi nick Facebook trên máy ảo

Phần mền max tiktok

Phần mềm max tiktok

Quản lý, tăng tương tác tài khoản TikTok

Phần mền max twitter pro

Phần mềm max twitter pro

Quản lý nhiều tài khoản Twitter, tương tác

Thương Mại Điện Tử: Các Mô Hình Được Ưa Chuộng Tại Việt Nam

Thương Mại Điện Tử không còn xa lạ với các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Các mô hình thương mại điện tử đang ngày càng phát triển, góp phần thay đổi thói quen kinh doanh, mua sắm của con người. Bài viết dưới đây MINSoftware sẽ giới thiệu đến bạn tổng quan về các mô hình TMĐT và chỉ ra đâu là 3 mô hình phổ biến nhất tại Việt Nam.

Mô hình kinh doanh thương mại điện tử là gì?

Mô hình kinh doanh thương mại điện tử đề cập đến cách một doanh nghiệp hoạt động để bán hàng hóa và dịch vụ trực tuyến (online). Có 6 loại mô hình kinh doanh thương mại điện tử chính, đó là Doanh nghiệp với Doanh nghiệp (B2B), Doanh nghiệp với Người tiêu dùng (B2C), Người tiêu dùng với Người tiêu dùng (C2C), Người tiêu dùng – Doanh nghiệp (C2B) và Doanh nghiệp với Doanh nghiệp với Người tiêu dùng (B2B2C). Doanh nghiệp với Chính phủ (B2G).

6 mô hình thương mại điện tử phổ biến nhất hiện nay

Business-to-Business (B2B)

Thương mại điện tử B2B (doanh nghiệp đến doanh nghiệp) là gì? Là khi một công ty mua hàng hóa hoặc dịch vụ trực tuyến từ một doanh nghiệp khác. Ví dụ như: Một quán cà phê mua một máy pha cà phê từ nhà sản xuất hoặc một công ty luật mua phần mềm kế toán.

Các phần mềm kinh doanh như phần mềm bán hàng, quản lý (CRM) và các công ty cung cấp dịch vụ thanh toán cũng được coi là B2B.  Ví dụ như các phần mềm của MINSoftware bán cho các doanh nghiệp, nhà bán lẻ …

Business-to-Business
Mô hình Business-to-Business

Bán hàng trực tuyến B2B có xu hướng phức tạp hơn các hình thức thương mại điện tử khác vì nó có một danh mục lớn các sản phẩm phức tạp. Một doanh nghiệp thương mại điện tử B2B thường cần nhiều tiền mặt hơn để công ty khởi nghiệp.

Một số ví dụ về sàn TMĐT B2B như Alibaba.com, Amazon.com, nơi tập trung buôn bán giữa hàng trăm ngàn doanh nghiệp trên toàn thế giới với nhau. Các sàn này giúp kết nối các doanh nghiệp toàn cầu, giúp việc giao dịch, mua bán dễ dàng đồng thời tiết kiệm chi phí tiếp thị và quảng cáo.

Business-to-Consumer (B2C)

Business-to-Consumer
Mô hình Business-to-Consumer

Bán lẻ trực tuyến B2C (doanh nghiệp đến người tiêu dùng) là khi một doanh nghiệp bán hàng cho các cá nhân, người tiêu dùng cuối cùng, nhưng hoạt động kinh doanh được tiến hành trực tuyến chứ không phải tại một cửa hàng thực.

Mặc dù thương mại điện tử B2C có vẻ nổi bật hơn, nhưng nó chỉ bằng một nửa kích thước của thị trường thương mại điện tử B2B trên toàn thế giới. Mô hình thương mại điện tử B2C cũng rất phổ biến và phát triển mạnh ở Việt Nam.

Ví dụ về các doanh nghiệp B2C ở Việt Nam như các nhà bán lẻ trực tuyến độc quyền bao gồm Elise, HoangPhuc, Bibomart, Nike, Adidas… Lợi ích mà mô hình này đem lại tới các doanh nghiệp này đó chính là tiết kiệm chi phí bán hàng, khi chỉ cần xây dựng một website thương mại điện tử có khả năng tiếp xúc được lượng khách hàng khổng lồ qua internet, không mất tiền thuê mặt bằng, người bán hàng…

Người tiêu dùng cũng sẽ thoải mái hơn trong việc lựa chọn sản phẩm và thực hiện mua hàng với các thao tác nhanh chóng, sản phẩm được giao tới tận nhà, không mất thời gian đi lại.

Consumer-to-Consumer (C2C)

C2C (khách hàng đến khách hàng) hoạt động như các trang trao đổi, mua bán, đấu giá qua internet trong đó người dùng bán hàng hóa cho nhau. Đây có thể là những sản phẩm họ làm ra, chẳng hạn như đồ thủ công hoặc đồ cũ mà họ sở hữu và muốn bán.

Như vậy có thể thấy mô hình thương mại điện tử C2C có đại diện phía bên mua và bán đều là các cá nhân và họ thường giao giao dịch trực tuyến với nhau thông qua các sàn thương mại điện tử hay các website đấu giá trung gian. Ví dụ các trang theo mô hình thương mại điện tử C2C như: Ebay, Craigslist và Chợ Tốt hoặc Shopee, Sendo …

Nói tóm lại 3 mô hình TMĐT ở trên B2B, B2C và C2C được áp dụng phổ biến nhất ở Việt Nam, ngoài ra còn có các mô hình TMĐT khác như dưới đây.

Consumer-to-Consumer
Mô hình Consumer-to-Consumer

Consumer-to-Business (C2B) 

Consumer-to-Business
Mô hình Consumer-to-Business

Hoạt động kinh doanh thương mại trực tuyến C2B (người tiêu dùng đến doanh nghiệp) là khi người tiêu dùng bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho các doanh nghiệp . Khi người tiêu dùng tạo ra giá trị cho doanh nghiệp, đó là thương mại C2B. Tạo giá trị có thể có nhiều hình thức. Chẳng hạn, C2B có thể đơn giản như một khách hàng để lại đánh giá tích cực cho một doanh nghiệp hoặc một trang web nhiếp ảnh mua hình ảnh từ các nhiếp ảnh gia tự do. Ngoài ra, C2B còn là các doanh nghiệp bán hàng secondhand đôi khi mua hàng hóa từ những người dùng internet bình thường.

Các trang web cung cấp dịch vụ như Upwork, một số chiến lược kiếm tiền từ blog phổ biến như tiếp thị liên kết hoặc Google Adsense cũng là một dạng của mô hình thương mại điện tử C2B.

Business-to-Government (B2G)

Hình thức này đôi khi được gọi là business-to-administration (B2A). Mô hình B2G (Doanh nghiệp đến chính phủ) là khi một công ty tư nhân trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ với một cơ quan công cộng. Thông thường dưới dạng một hợp đồng kinh doanh với một tổ chức công cộng để thực hiện một dịch vụ được ủy quyền.

Business-to-Government
Mô hình Business-to-Government

Chẳng hạn, một công ty giám sát có thể đấu thầu trực tuyến một hợp đồng để làm sạch tòa án quận, một công ty CNTT có thể đáp ứng đề xuất quản lý phần cứng máy tính của thành phố hoặc nhà thầu quân sự cung cấp vũ khí theo hợp đồng với chính phủ, công ty xây dựng tham gia dự án cầu đường, xây trạm thu phí cho chính phủ.

Consumer-to-Government (C2G)

Bạn có bao giờ thực hiện trả phí cho chỗ đậu xe hơi bằng ứng dụng trên điện thoại chưa? Nếu rồi thì bạn đã có kinh nghiệm về C2G rồi đấy!

Mô hình C2G (người tiêu dùng đến chính phủ) cũng bao gồm nộp thuế trực tuyến và mua hàng hóa của cơ quan chính phủ được đấu giá online, hay các cá nhân trả tiền thuế cho chính phủ hoặc học phí cho các trường đại học. Bất cứ khi nào bạn chuyển tiền cho một cơ quan công cộng qua internet, là bạn đang tham gia vào thương mại điện tử C2G!

Consumer-to-Government
Mô hình Consumer-to-Government

Xem thêm: Lưu ý khi muốn “khởi nghiệp 0 đồng”

Các sàn thương mại điện tử lớn ở Việt Nam

Shopee

Shopee thuộc sở hữu của tập đoàn SEA Ltd ra mắt tại Singapore năm 2015. Cho tới nay Shopee đã có mặt tại nhiều quốc gia như: Malaysia, Thái Lan, Việt Nam Đài Loan, Indonesia, Philippines và Brazil. Ban đầu Shoppe phát triển theo mô hình thương mại điện tử C2C nhưng nay đã có thêm mô hình B2C, tiếp cận được đại đa số. Shopee hiện nay đang là sàn thương mại điện tử số 1 tại Việt Nam và có lượng người dùng truy cập hàng tháng cực kỳ lớn.

Shopee
Shopee

Ưu điểm của Shopee là giao diện thân thiện với người dùng, bán đa dạng các loại sản phẩm, giá cả cạnh tranh, xử lý đơn hàng nhanh và thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi giảm sốc và quảng bá ở nhiều trên kênh online, Facebook, Tivi …

Lazada

Lazada là sàn thương mại điện tử số 2 tại Việt Nam thuộc sở hữu của tập đoàn Alibaba Group của tỉ phú Jack Ma. Ngoài Việt Nam, Lazada cũng đã có chi nhánh ở Singapore, Thái Lan, Indonesia, Philippin, Malaysia …

Lazada cũng bán nhiều mặt hàng phong phú tuy nhiên bạn cần tìm hiểu kỹ vì trên sàn có bán cả sản phẩm mới lẫn cũ, có cả hàng nhái, kém chất lượng. Để an tâm, bạn nên mua hàng tại Lazada Mall, nơi chỉ bán các mặt hàng chính hãng của những thương hiệu lớn. Lazada cũng thường xuyên quảng cáo, tổ chức các sự kiện âm nhạc phát sóng trực tuyến trên Tivi cùng nhiều khuyến mãi hấp dẫn người tiêu dùng.

Lazada
Lazada

Tiki

Tiki
Tiki

Đây là sàn TMĐT của Việt Nam được thành lập vào tháng 3/2010. Thương hiệu Tiki là viết tắt của từ tiết kiệm thể hiện tôn chỉ mà sàn này hướng đến.

Thời gian ban đầu, Tiki chỉ bán sách và văn phòng phẩm. Sau đó Tiki đã mổ rộng sang rất nhiều mặt hàng như thời trang, giày dép, gia dụng, điện tử, điện thoại, mỹ phẩm, sản phẩm mẹ và bé, bách hóa, nhà cửa … Tiki có chế độ giao hàng nhanh siêu tốc 2h và bán các hàng hóa chất lượng, nguồn gốc rõ ràng nên nhanh chóng nhận được sự tin dùng của khách hàng và Tiki đã trở thành một trong các sàn thương mại điện tử lớn ở Việt Nam.

Sendo

Sendo được thành lập vào tháng 9/2012 và là thương hiệu con thuộc tập đoàn phần mềm FPT.  Thương hiệu Sendo là viết tắt của từ Sen đỏ, loài hoa tượng trưng cho sự thuần khiết, đạo Phật và của đồng quê Việt Nam. Sàn thương mại này hiện nằm trong top 5 sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam phục vụ hơn 12 triệu khách hàng và hơn 400,000 nhà bán hàng toàn quốc.

Sendo
Sendo

GoMua

GoMua là sàn thương mại điện tử được phát triển bởi công ty TNHH Mediastep Software. Mặc dù mới xuất hiện không lâu nhưng sàn TMĐT này đã thu hút sự chú ý của không ít khách hàng. Ưu điểm của sàn GoMUA là chủ shop tham gia gian hàng miễn phí, không thu hoa hồng bán hàng trên doanh số bán như ở các sàn thương mại điện tử khác. Ngoài ra người bán có thể đăng video, livestream bán hàng trực tuyến trên GoMUA mà không phải tốn bất kỳ chi phí nào.

GoMua
GoMua

Cách chọn mô hình thương mại điện tử phù hợp cho doanh nghiệp của bạn

Để tìm được mô hình thương mại điện tử phù hợp cho doanh nghiệp của mình, bạn cần xác định hai điều.

Trước tiên, phải xác định bạn sẽ bán sản phẩm cho ai, và sau đó vạch ra cách bạn sẽ định vị sản phẩm. Tiếp theo hãy lập kế hoạch kinh doanh thương mại điện tử cho doanh nghiệp.

Điều này quyết định bạn sẽ thu hút khách hàng như thế nào và cách khách hàng sẽ tương tác với sản phẩm của mình. Cuối cùng, hãy tìm ra cách thức và mô hình phân phối phù hợp, bằng cách đánh giá những gì sẽ hoạt động tốt nhất cho doanh nghiệp thương mại điện tử của bạn.

Các phương pháp phân phối cho doanh nghiệp thương mại điện tử của bạn 

Bán buôn – bán sỉ (Wholesaling)

Các doanh nghiệp phân phối bằng hoạt động bán buôn quản lý mọi thứ ngoài việc sản xuất sản phẩm. Bạn sẽ đặt hàng trực tiếp từ nhà cung cấp, và chịu trách nhiệm về kho hàng, quản lý hàng tồn kho, theo dõi đơn đặt hàng và vận chuyển đến khách hàng. Bạn có xu hướng thấy thương mại điện tử bán buôn được, áp dụng rất nhiều trong mô hình thương mại điện tử B2B, nhưng nó cũng có thể được tận dụng như một phần của chiến lược thương mại điện tử B2C.

Bán lẻ (Retailing)

Bán lẻ là việc mua sản phẩm trực tiếp từ các nhà sản xuất, nhà bán sỉ (bán buôn) hoặc đại lý phân phối lớn và bán hàng lại cho người sử dụng cuối cùng. Quy mô bán lẻ rất khác nhau, đó có thể là một cửa hàng duy nhất, chuỗi cửa hàng hoặc chỉ có gian hàng trực tuyến. Để bán lẻ trực tuyến bạn có thể lập website bán hàng, tạo trang Fanpage và lập gian hàng trên các sàn thương mại điện tử.

Nhà bán lẻ chỉ phải xử lý các đơn hàng nhỏ của số lượng lớn người tiêu dùng cá nhân thay vì đơn hàng lớn của một lượng nhỏ khách mua sỉ, doanh nghiệp. Để bán lẻ online thành công bạn phải lập kế hoạch, thấu hiểu người tiêu dùng và tổ chức nhiều chương trình quảng bá, khuyến mãi để người tiêu dùng biết đến sản phẩm của doanh nghiệp.

Dropshipping

Dropshipping là một phương thức thực hiện đơn hàng trong đó sản phẩm của doanh nghiệp được dự trữ, đóng gói và vận chuyển bởi nhà cung cấp bên thứ ba (tức là bạn bán sản phẩm của người khác thông qua cửa hàng của bạn).

Với các doanh nghiệp Dropshipping, nhà bán hàng không phải lo lắng về việc quản lý hàng tồn kho, dự trữ kho hàng hoặc xử lý việc vận chuyển. Họ có thể tập trung vào trải nghiệm của khách hàng tại các điểm tiếp xúc và xây dựng mạng lưới khách hàng của doanh nghiệp.

Một trong những lưu ý lớn nhất đối với cách tiếp cận này, đó là doanh nghiệp của bạn sẽ hoàn toàn không có quyền kiểm soát đối với chuỗi cung ứng. Nếu sản phẩm đến tay bạn bị hư hỏng hoặc giao trễ hạn, hoặc nếu chất lượng thấp hơn mong đợi, thì người tiêu dùng sẽ đánh giá rất kém về thương hiệu của bạn.

Dịch vụ đăng ký (Subscriptions services)

Với mô hình đăng ký dịch vụ, bạn cam kết liên tục gửi sản phẩm của mình cho khách hàng trong một khoảng thời gian dài theo những khoảng thời gian nhất quán, được xác định trước. Có loại dịch vụ đăng ký khác nhau, chẳng hạn các nhà cung cấp cung cấp dịch vụ thuê bao Internet hoặc thuê bao điện thoại trả sau, hoặc bạn cung cấp dịch vụ chăm sóc thú cưng… Loại hình dịch vụ đăng ký này khá giới hạn và không áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp.

Nhãn hàng riêng (Private labeling)

Trong phương pháp phân phối “nhãn hàng riêng” một doanh nghiệp sẽ thuê một nhà sản xuất bên thứ ba để tạo ra các sản phẩm mong muốn của họ dựa trên những ý tưởng và thiết kế độc đáo của riêng bạn. Điều này sẽ giúp bạn không phải xây dựng nhà máy của riêng mình và sản xuất sản phẩm của riêng doanh nghiệp, với thương hiệu riêng độc quyền và bạn toàn quyền phân phối hàng hóa này.

Sau khi hàng hóa được sản xuất, bạn có thể yêu cầu nhà sản xuất giao hàng trực tiếp cho khách hàng, đến thị trường trực tuyến hoặc giao lại cho bạn để bạn xử lý hàng hóa. Nếu bạn có tài chính và ý tưởng thiết kế sản phẩm thì việc áp dụng nhãn hàng riêng là cách tuyệt vời để bắt đầu hoặc thử nghiệm những ý tưởng mới.

Nhãn trắng (white labeling)

Với nhãn trắng, bạn đang xây dựng thương hiệu và bán một sản phẩm dưới tên và biểu tượng của riêng bạn, nhưng sản phẩm đó được sản xuất và mua từ nhà phân phối bên thứ ba.

Bạn có thể thấy xu hướng này trong các ngành thời trang và sức khỏe, thường là với mỹ phẩm, tinh dầu …Nhãn trắng có thể tăng cường khả năng hiển thị thương hiệu của bạn, giúp bạn không phải sản xuất sản phẩm của riêng mình và cho phép bạn tận dụng kiến ​​thức và chuyên môn của nhà phân phối.

Làm thế nào để Chọn Mô hình Kinh doanh Thương mại Điện tử của Bạn?

Bạn đã làm quen với các mô hình thương mại điện tử khác nhau, giờ đây bạn có thể bắt đầu để lựa chọn mô hình của mình. Bạn cần phải trả lời các câu hỏi dưới đây để giúp bạn lập một kế hoạch và chọn mô hình TMĐT để tạo sự khác biệt cho công ty của bạn.

Khách hàng của bạn là ai?

Khách hàng mục tiêu của bạn là ai? là cá nhân, doanh nghiệp hoặc các cơ quan chính phủ…từ đó sẽ chọn được kênh TMĐT phù hợp.

Ngoài ra hãy tìm hiểu thói quen và hành vi mua hàng của khách. Họ kỳ vọng điều gì khi mua sản phẩm của bạn. Vấn đề, nỗi đau của họ là gì? xây dựng hồ sơ khách hàng lý tưởng của bạn là khởi đầu tuyệt vời trong việc lựa chọn mô hình kinh doanh thương mại điện tử phù hợp.

Hiểu được khả năng, thế mạnh của doanh nghiệp

Điều gì khiến bạn khác biệt và vượt trội so với đối thủ? Đó có phải là giá cả, dịch vụ khách hàng, chất lượng sản phẩm của bạn không? Cũng hãy tự hỏi bản thân, “Mình làm chưa tốt điều gì?” Biết được bạn xuất sắc ở đâu và điểm yếu của bạn là gì là điều quan trọng đối với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Hãy thành thật điều này với khách hàng sẽ giúp tạo dựng niềm tin và lòng trung thành của khách với thương hiệu.

Đâu là kênh bán hàng tốt nhất cho sản phẩm của bạn

Hãy lựa chọn kênh bán hàng nào phù hợp với sản phẩm của bạn cũng như có ý nghĩa đối với khách hàng. Hãy giải quyết vấn đề này bằng cách xem xét theo quan điểm của nhà sản xuất hoặc nhà phân phối.

Ví dụ: nếu bạn đang sản xuất các sản phẩm của riêng mình, bạn có thể xem xét sử dụng hình thức bán buôn (bán sỉ) để giúp trang trải chi phí sản xuất và hòa vốn nhanh hơn.

Nếu bạn là nhà phân phối sản phẩm của người khác, bạn sẽ muốn đầu tư nhiều hơn vào tiếp thị trực tiếp và xây dựng thương hiệu cùng các chiến lược  phát triển cơ sở khách hàng của mình.

Khi bạn đã xác định được thị trường mục tiêu và mô hình chính xác bạn cần để phục vụ tốt nhất khách hàng mà doanh nghiệp nhắm đến. Bạn có thể tập trung vào việc xây dựng và tối ưu hóa cơ sở hạ tầng thương mại điện tử và các chiến thuật tiếp thị để tinh chỉnh hoạt động kinh doanh và tối đa hóa doanh thu.

Kết luận

Qua phần trình bày trên bạn đã có cái nhìn tổng quát về các mô hình thương mại điện tử phổ biến nhất cũng như cách chọn mô hình kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp của mình. Thêm vào đó, việc sử dụng các phần mềm nuôi nick như Maxcare, MaxPhoneFarm sẽ khiến cho quá trình quản lý kinh doanh diễn ra suôn sẻ hơn.

Để biết thêm những thông tin bổ ích về kinh doanh hay phần mềm, vui lòng tham gia Cộng Đồng MINSoftware hoặc liên hệ đến page Phần Mềm MINSoftware và hotline: 0965.820.648 – 0969.07.8803 – 0966.260.829 – 0973.363.129 nhé!!!

Elementor Single Post #3787

Hotline Tư vấn

Đăng ký tài phần mền MinSoftware

From landingpage
tải phần mền
tải phần mền